Tổng đài: 0859555608 ( 6:00 - 23:30 ) Giám đốc Bác sĩ Nguyễn Thanh Vân
ĐẶT LỊCH
Thứ Tue, 26/01/2021, 7:20 (GMT+7)

Trao gửi yêu thương từ chữ „tâm“

Viện dưỡng lão Hà Nội mở ra đã từng bước thay đổi tư duy về chăm sóc người già trong xã hội. Những cán bộ, điều dưỡng viên có chuyên môn, nghiệp vụ, tràn đầy nhiệt huyết với nghề đã mang đến cho người cao tuổi một cuộc sống an vui nhiều tình thương yêu lúc xế chiều. 

Viện dưỡng lão Hà Nội mở ra đã từng bước thay đổi tư duy về chăm sóc người già trong xã hội. Những cán bộ, điều dưỡng viên có chuyên môn, nghiệp vụ, tràn đầy nhiệt huyết với nghề đã mang đến cho người cao tuổi một cuộc sống an vui nhiều tình thương yêu lúc xế chiều.

Bất ngờ từ nhật kí của một học viên...

Trần Hải Linh là học viên từng học tập và làm việc tại Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc Người cao tuổi Tâm Phúc (tiền thân là dưỡng lão Vạn Phúc). Buổi đầu khi đến với Trung tâm, cậu không khỏi bỡ ngỡ, thậm chí hụt hẫng, nhưng sau một thời gian làm quen với cuộc sống và con người nơi đây, cậu đã hiểu ra ý nghĩa của công việc mà những cán bộ, nhân viên Tâm Phúc đang làm. Với họ, chăm sóc người cao tuổi chính là nghĩa cử đền đáp lại những cống hiến của thế hệ năm xưa bằng cả trái tim mình. Mỗi ngày làm việc ở đây, Linh đều ghi nhật ký để ghi nhớ những tháng năm này.

GĐ dưỡng lão Tâm Phúc trò chuyện cùng NCT trong giờ sinh hoạt

“Tuy là một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Điều dưỡng, nhưng cũng giống như nhiều người khác, tôi chưa thực sự hiểu sâu về công việc chăm sóc người cao tuổi. Tôi chỉ nghĩ đơn giản và mơ hồ rằng đó là việc chăm sóc người già yếu, còn công việc cụ thể như thế nào, tôi không nắm rõ.

Tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác hụt hẫng khi ngày đầu đến Trung tâm điều dưỡng Vạn Phúc, bởi trước đó, tôi đã tưởng tượng rằng các viện dưỡng lão Hà Nội sẽ là một nơi đông đúc, có nhiều người qua lại. Nhưng sự thực, hiện ra trước mắt tôi là một khung cảnh thật yên ắng, tẻ nhạt và sự buồn chán cứ thế đeo bám tôi mãi. Chắc vì còn trẻ, thích những nơi ồn ào, náo nhiệt nên tôi mới có phản ứng mạnh về tâm lý như vậy. Đã từng có ý định bỏ cuộc nhưng rồi tôi lại tự nhủ bản thân cố lên. Bất ngờ là trong quá trình làm quen với mọi người trong trung tâm, tôi đã gặp 2 người bạn đồng hương từng học cùng trường THPT với tôi. Điều bất ngờ nhỏ đó đã tạo động lực để tôi thêm cố gắng trong một môi trường hoàn toàn xa lạ này.

Dần dà, quan sát mọi người trong Trung tâm làm việc, tôi nhận thấy họ không chỉ đơn thuần làm cho xong trách nhiệm được giao mà họ chăm sóc các cụ giống như chăm sóc cho ông bà, bố mẹ của mình ở nhà vậy. Ngày qua ngày, họ chăm sóc cho các cụ từ bát cơm, giấc ngủ với một tinh thần trách nhiệm rất cao, bằng cả chữ “TÂM” của họ. Không chỉ được chăm sóc về cá nhân trong những sinh hoạt hàng ngày, ở đây các cụ còn được quan tâm chăm sóc cả về đời sống tinh thần. Hàng ngày, các cụ được đưa ra hội trường để trò chuyện, đọc sách báo, giao lưu văn nghệ... Bởi thế, cho dù thời tiết ngoài trời có lạnh đến đâu, nơi đây cũng luôn hiện hữu không khí ấm cúng, tràn ngập tiếng cười.

Điều dưỡng viên đang chăm sóc NCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ sự say mê với cuộc sống sôi động của một chàng trai trẻ, tôi đã nhanh chóng bị “chinh phục” và hòa nhập được với công việc cũng như cuộc sống tại dưỡng lão Vạn Phúc. Điều cơ bản nhất chinh phục được tôi chính là tình thương vô bờ bến và sự phục vụ tận tình trong mỗi hành động mà đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây đã và đang làm cho các cụ. Người ta bảo “Hạnh phúc là cho đi”. Bởi thế, vẫn là công việc đó, nhưng khi đã nhận thức được ý nghĩa của cụm từ này, mỗi sớm thức dậy, tôi thấy cuộc sống thật tươi mới và yên bình. Trung tâm Điều dưỡng, Chăm sóc Người cao tuổi Vạn Phúc đã làm thay đổi nhận thức và hành động của tôi như vậy”.

Đến thực tế “mắt thấy, tai nghe”...

Từ những dòng nhật kí của Trần Hải Linh, tôi đến Trung tâm Điều dưỡng - Chăm sóc Người cao tuổi Tâm Phúc trong một chiều đông lạnh giá. Nơi đây có nhiều cụ ở những lứa tuổi khác nhau, hoàn cảnh của mỗi cụ cũng một khác. Có cụ vì neo đơn, có cụ vì bệnh tật, có cụ hoàn cảnh gia đình con cái đi làm xa…, nhưng tất cả đều có chung một nguyện vọng là tìm một nơi yên tĩnh để bầu bạn, sẻ chia, không còn lo lắng với quy luật của tạo hóa “sinh - lão - bệnh - tử” nữa. Và đúng như những gì chàng trai trẻ Trần Hải Linh đã viết, khi đến với Trung tâm, các cụ đã được thỏa ước nguyện, có được một mái ấm hạnh phúc. Tôi nhận thấy niềm vui, sự hài lòng bừng sáng trên khuôn mặt già nua của các cụ. Cảnh quan thiên nhiên sạch sẽ và yên tĩnh tránh xa cái ồn ào, náo nhiệt nơi phố xá đã đem đến sự thư thái cho tuổi già, giúp họ hồi tưởng lại những tháng ngày nhiệt huyết, cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, quê hương. Quá trình gặp gỡ, giao lưu đã giúp họ tìm được những người bạn tri kỷ, có thể lắng nghe và hiểu được những câu chuyện về cuộc đời. Với người già, chỉ cần như vậy là đủ!

Vợ chồng cụ Hiệp cùng sinh hoạt tại dưỡng lão

Chia tay các cụ, chia tay Tâm Phúc - một mái nhà chứa đầy yêu thương và ấm áp tình người, tôi hiểu vì sao chàng trai trẻ Trần Hải Linh lại có thể nhanh chóng bị “chinh phục” như vậy. Chăm sóc cho người cao tuổi bằng cả cái tâm chính là hành động đẹp, đầy ý nghĩa nhân văn cao cả mà Trung tâm Điều dưỡng - Chăm sóc Người cao tuổi Tâm Phúc đã và đang làm.

Nguồn: Báo Gia Đình (2017)

https://giadinh.net.vn/song-khoe/trao-gui-yeu-thuong-tu-chu-tam-20170301101250992.htm

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""
ĐẶT LỊCH