Tổng đài: 0859555608 ( 6:00 - 23:30 ) Giám đốc Bác sĩ Nguyễn Thanh Vân
ĐẶT LỊCH
Thứ Sun, 15/03/2020, 18:5 (GMT+7)

Chuyện bữa cơm dinh dưỡng cho Người cao tuổi 

Thời gian trôi qua thật nhanh! Bước sang tháng tiếp theo tôi được làm quen với một công việc mới: lên chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các cụ và tập nấu một số món ăn đơn giản.

Thời gian trôi qua thật nhanh! Bước sang tháng tiếp theo tôi được làm quen với một công việc mới: lên chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các cụ và tập nấu một số món ăn đơn giản.

Mới đầu, tôi khá tự tin, nghĩ rằng công viêc này cũng đơn giản và có chút hấp dẫn vì ngày xưa khi đi học tôi cũng được học qua kiến thức về dinh dưỡng và cũng đã thực hành lên chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Nhưng sau khi nghe phổ biến, bắt tay trực tiếp vào làm, tôi lại một lần nữa có cảm giác bất ngờ. Bất ngờ vì khối lượng công việc phải làm: nào là đi chợ, lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn hàng ngày, chế biến thưc phẩm ra sao, nấu như thế nào … Một câu hỏi chợt xuất hiện trong đầu tôi: "mình phải làm những công viêc này sao?”. Tôi hơi lúng túng vì thường ngày ở gia đình thì công việc đó mẹ hay làm nên tôi cũng không để ý, thi thoảng thì phụ giúp mấy việc linh tinh thôi.

Ba ngày trôi qua tôi vẫn chưa quen vì khối lượng công viêc nhiều. Hàng ngày tôi cứ nhìn mọi người làm và tự hỏi mình bao giờ mới làm được đây.
Phụ trách bếp chính là hai chị điều dưỡng với dáng người nhỏ nhắn, nhìn thoáng qua không khỏi nghĩ đến sự yếu đuối đặc trưng của phái nữ. Ấy vậy mà các chị lại làm tôi hết sức bất ngờ xen lẫn cảm phục vì họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một điều khác khiến tôi ngạc nhiên hơn nữa là bác giám đốc Trung tâm cũng tham gia nấu ăn cùng điều dưỡng. Từ trước đến giờ tôi luôn nghĩ trong bất cứ một cơ quan nào, lãnh đạo và nhân viên đều có sự phân biệt, hay một khoảng cách nào đó. Nhưng tại Dưỡng lão Tâm Phúc, dường như cái khoảng cách ấy chỉ tồn tại trên giấy tờ. Thực tế thì tất cả đều hòa chung vào không khí hăng say làm việc như những đồng nghiệp với nhau. Phải chăng đây là sức mạnh của tình thương, lòng nhân ái? Từng xuất cơm chứa đầy nhiệt huyết và tình yêu của mọi người dành cho các cụ.

Những viêc làm ý nghĩa ấy đã lay động tôi, đập tan cái suy nghĩ, tư tưởng cổ hủ “việc nấu ăn chỉ là của phụ nữ” mà tôi đã từng nghĩ. Những hành động đó thúc đẩy tôi xin đươc nấu thử một món dưới sự giám sát của điều dưỡng. Cái tay ngượng ngùng, vụng về, rụt rè trong từng hành động khiến mọi người xung quanh buồn cười làm tôi hơi lúng túng. Cuối cùng món tôi nấu cũng xong . Cái cảm giác lần đầu tiên nấu một món ăn cho người khác ăn cứ vui vui, hồi hộp, lo lắng. Tôi cứ ngắm nhìn mãi thành quả của mình vừa làm dù không được đẹp mắt cho lắm. Lúc đó tôi tự nhủ: khi học xong ở Trung tâm, tôi có thể tự tin nói với mẹ rằng: “hôm nay mẹ cứ nghỉ ngơi, nấu cơm để con làm cho”.

Hằng ngày trôi qua, tôi cùng mọi người nấu ăn cho Người cao tuổi tại Tâm  Phúc, có cảm giác tay nghề đã lên một chút. Tôi đã tự nấu đươc một số món đơn giản mà không cần điều dưỡng giám sát. Ở đây định nghĩa nấu ăn ngon cũng rất khác so với mọi nơi. Muốn biết được đó có là bữa ăn ngon hay không thì ta phải quan sát cuối bữa ăn có bị dư thừa thức ăn hay không. Nếu thừa quá nhiều đồng nghĩa với việc là bữa ăn đó không ngon cho dù có là món cao lương mĩ vị đi chăng nữa. Bữa ăn cơm rau đạm bạc, đủ chất dinh dưỡng mà cuối bữa không dư thừa nào thì đó là bữa ăn ngon. Và ở đây các điều dưỡng đã làm đươc điều đó.

Nơi đây như là gia đình thứ hai của các cụ. Trong ngôi nhà ấy chứa đầy tình cảm được thể hiện qua mỗi bữa ăn, những tiếng cười ở trên môi. Các cụ như là những người ông/ bà, bố/mẹ, còn nhân viên điều dưỡng là những người con, người cháu ngoan, hiếu thảo. Bỗng một hôm, có một cụ bà mới vào trung tâm, cụ có hỏi tôi: "cháu ơi tại sao cháu làm đươc điều đó, họ có phải là gia đình cháu đâu?" Nghe xong tôi không biết nói gì, tôi chỉ nhìn bà và cười. Cảm giác của bà chắc cũng phần nào giống tâm trạng tôi khi mới vào dưỡng lão Tâm  Phúc: một sự thán phục không hề nhỏ với những điều dưỡng ở đây. Tuy không nói gì nhưng chắc bà đã cảm nhận đươc cái tinh thương vô bờ bến mà nhân viên hay là những đứa con, đứa cháu đã dành cho bà.
Đúng là " Đi một ngày đàng học một sàng khôn"

_Trích từ Nhật Ký Học Viên_

Bình Luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""
ĐẶT LỊCH